Hotline: 0936 999 783

Danh mục sản phẩm

Quảng cáo

Hướng dẫn giải pháp bộ đàm Motorola IP SITE CONNECT

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÙNG PHỦ SÓNG BỘ ĐÀM IP SITE CONNECT 

Hệ thống Bộ đàm Motorola Kỹ thuật số - MotoTRBO

 

1Giới thiệu chung

Để mở rộng vùng phủ sóng Bộ đàm trong các ngành Công An, Sân bay, Nhà máy sản xuất lớn, Trung tâm thương mại lớn, Tòa nhà lớn… …. ta sử dụng giải pháp IP Site Connect của Motorola.

Các khu vực lớn hoặc cấu trúc phức tạp yêu cầu vùng phủ sóng rất lớn, cần mở rộng vùng phủ sóng thông qua các trạm chuyển tiếp kết nối qua IP

  1. Mô hình cơ bản

Lắp thêm các trạm chuyển tiếp và các trạm chuyển tiếp kết nối thông qua mạng WAN hoặc LAN để mở rộng vùng phủ sóng.

 

 

 

 

 

 

 

1.2 Mô hình chi tiết

 

 

 

 

 

 

Bộ đàm 1, 2 sẽ liên lạc với Bộ đàm 3, 4 theo qua các bước liên lạc: Bộ đàm 1 liên lạc ó Trạm chuyển tiếp A ó LAN/WAN ó Trạm chuyển tiếp B ó Bộ đàm 3, 4.

 

 

2Bộ đàm kỹ thuật số Mototrbo:

 

       
   
 


Motorola Solution Inc là tập đoàn sản xuất bộ đàm hàng đầu trên thế giới, hiện nay đang phục vụ trên 100.000 khách hàng khối chính phủ và doanh nghiệp trên 100 quốc gia. Motorola dẫn đầu ngành công nghiệp Bộ đàm và đứng trong top 500 Tập đoàn hàng đầu trên thế giới theo bình chọn của tạp chí Fortune. Với hơn 14.000 nhân viên trên 60 quốc gia, tổng doanh thu năm 2016 của Motorola Solution Inc đạt 5,6 tỷ USD.

 

 

Mototbro là hệ thống thông tin bộ đàm hai chiều kỹ thuật số của Motorola được đánh giá là một thế hệ bộ đàm công nghệ mới với những tính năng mở rộng tiên tiến như gọi chung kênh đơn điểm Capacity Plus, khả năng truyền giọng nói & dữ liệu qua bộ đàm, mã hóa thoại kỹ thuật số, bảo mật kỹ thuật số, GPS, khả năng liên kết điểm tới điểm IP Site Connect (PTP) để tạo thành hệ thống bộ đàm thông suốt mà không còn sự hạn chế khoảng cách về địa lý hay vùng lãnh thổ. Ngoài ra hệ thống Mototrbo còn cho phép tích hợp bằng phần mềm thêm nhiều tính năng vượt trội khác được phát triển bởi các nhà cung cấp giải pháp phần cứng và phần mềm thứ 3 như lập trình và điều khiển từ xa qua IP, điều phối bằng phần mềm… từ đó tạo ra một hệ thống thông tin vô tuyến với nhiều tính năng cao cấp hơn hệ thống bộ đàm analog thông thường, tạo nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng với giá thành hợp lý.

Hệ thống này đã loại bỏ được những điểm yếu cố hữu mà hệ thống bộ đàm analog thường gặp phải như:

  • Không có bảo mật khi liên lạc bộ đàm

Một máy bộ đàm bất kỳ của người dân cũng có thể bắt được sóng và nghe được đàm thoại của chiến sỹ cảnh sát => điều này dẫn đến nhiều thông tin quan trọng nhân viên không dám sử dụng bộ đàm để trao đổi => làm giảm hiệu quả hoạt động.

Bộ đàm kỹ thuật số Motorola giải quyết tồn đọng này khi có tính năng bảo mật cao hơn nhiều, không chỉ chống nghe lén từ bên ngoài mà các nhóm khai thác bộ đàm cũng không nghe được hội thoại của các nhóm khác khi không được phép.

  • 1 cặp tần số

Do đặc điểm của Bộ đàm Analog là các kênh liên lạc thường được phân chia cố định đến các nhóm liên lạc, dẫn đến hiện tượng lúc thì kênh quá bận, lúc thì kênh quá rỗi dẫn đến lãng phí tài nguyên sóng vô tuyến.

Bộ đàm kỹ thuật số Motorola sử dụng công nghệ phân chia khe thời gian TDMA, khi sử dụng trạm chuyển tiếp, bộ đàm có 2 kênh liên lạc trên 2 tần số, tăng gấp đôi công suất sử dụng so với trước, các kênh liên lạc có thể được phân chia linh hoạt dùng chung cho các nhóm dẫn đến hiệu quả khai thác bộ đàm được tăng lên nhiều lần.

      Ngoài ra công nghệ truyền giọng nói kỹ thuật số giúp âm thanh lớn hơn, trong, rõ ràng, đều phát huy trên các sản phẩm này. Công nghệ kỹ thuật số đã cho phép đảm bảo chất lượng đàm thoại ổn định và khả năng bảo mật cao, liên lạc an toàn.

Được giới thiệu đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2010, Motorola đã đưa Mototrbo vào thử nghiệm thành công và lắp đặt sử dụng tại Việt Nam cho rất nhiều dự án, tiêu biểu như:

  • Công An tỉnh Bắc ninh….
  • Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép-Bà Rịa Vũng Tàu, Cảng Đà nẵng
  • Khu kinh tế Fomosa,
  • Núi Pháo - Tập đoàn Masan
  • Cao tốc Pháp vân Cầu rẽ tại Hà nội
  • Dầu khí Hải phòng PVTex
  • Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 Mông Dương 2, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
  • Tòa nhà Lotte Hà nội, 
  • HonTram Grand Strip Resort Vũng Tầu,

Motorola cũng đang phối hợp rất chặt chẽ cùng các nhà phân phối hàng đầu tại Việt Nam triển khai mở rộng cho nhiều đối tượng khách hàng chiến lược: Công An, Sân bay, cảng biển, nhà máy… nhằm đưa ra các giải pháp toàn diện và hiệu quả đạt được tối ưu mục đích công việc của khách hàng.

2        Các tính năng vượt trội của sản phẩm MotoTRBO của Motorola

  • Phát triển các tính năng của hệ thống bằng licence và phần mềm, không cần can thiệp vào phần cứng như đối với hệ thống bộ đàm analog.
  • Bộ đàm số của Mototrbo cho phép kết nối IP Site Connect, giúp mở rộng vùng liên lạc tại các khu vực hoàn toàn cách biệt nhau về khoảng cách địa lý, như liên lạc bộ đàm từ Hà nội vào HCM, điều mà trước đây bộ đàm analog không thể thực hiện được. Ứng dụng này giúp cho các đơn vị sử dụng tối ưu được hiệu suất vận hành do giảm được chi phí đầu tư, chi phí nhân sự, chi phí quản lý hệ thống… Với IP Site Connect chúng ta có thể kết nối được tới 15 vị trí khác nhau qua mạng WAN
  •  
 
 


Tăng dung lượng kênh: Là sản phẩm dựa trên công nghệ số Đa truy cập Phân chia Theo Thời gian (TDMA) với mỗi kênh tần số được cấp phép 12.5kHz có thể cung cấp đồng thời 2 kênh liên lạc đáp ứng các yêu cầu công nghệ tiên tiến nhất giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, nâng cao hiệu suất.

 

  • Thời gian đàm thoại dài hơn (tăng thêm 40% cho 1 lần sạc pin): Bộ đàm cầm tay tiêu chuẩn MOTOTRBO sử dụng theo chu kỳ 5:5:90 có khả năng vận hành trong khoảng 13/19 giờ (Chuẩn/Pin công suất cao). Tăng trên 40% thời gian đàm thoại nhờ công nghệ TDMA (Time Division Multi Access), truyền phát tín hiệu trên tất cả các khe thời gian.
  • Âm thanh rõ nét hơn: hiệu quả âm thanh được tăng cường bằng công nghệ kỹ thuật số, giảm tiếng ồn nhiễu, chất lượng âm thanh đồng đều trên toàn vùng, không bị hiện tượng méo, réo tiếng ở vùng rìa phủ sóng như các dòng máy analog thông thường.          
  • Âm thanh rõ ràng trong toàn bộ vùng phủ sóng: với công nghệ số và bộ nén kỹ thuật số, âm thanh nghe rõ hơn trong toàn bộ vùng phủ sóng. Qua thử nghiệm thực tế tại nhiều nơi tại Việt Nam, Mototrbo cho chất lượng âm thanh đều, trong và rõ nét ngay cả khi bộ đàm ở gần rìa vùng phủ sóng.
  • Tăng cường bảo mật do thừa hưởng khả năng bảo mật của công nghệ số: Được tăng cường bảo mật riêng (tùy chọn) với 16 ký tự/ 40 bit mỗi ký tự (1 nghìn tỷ ký tự tùy chọn). Bảo mật cho cả liên lạc thoại và dữ liệu (VD: tin nhắn văn bản, dữ liệu GPS…).
  • Khả năng quản lý cuộc gọi nâng cao: gọi theo ID, gọi nhóm, gọi cho toàn bộ bộ đàm trong hệ thống, cảnh báo cuộc gọi, kiểm tra bộ đàm. Tăng cường chế độ riêng tư với liên lạc riêng tư 1-1. Tăng cường kiểm soát cuộc gọi: cảnh báo khẩn cấp, cấm/khôi phục thu phát từ xa, kiểm soát máy từ xa. Tiếp nhận cuộc gọi trễ giúp giảm thiểu số lượng cuộc gọi lỡ. Lưu được lên tới 1000 kênh nhớ đáp ứng cho mọi nhu cầu công việc.
  • Chế độ hỗ trợ kép của MOTOTRBO giúp dễ dàng chuyển đổi analog & digital (chế độ analog trên kênh 12.5kHz/25kHz; chế độ kỹ thuật số trên kênh 12.5kHz;
  • Quét giữa các kênh analog và kỹ thuật số: bằng bộ đàm; bằng trạm chuyển tiếp.
  • Tiêu chuẩn quân sự 810 C, D, E, F
  • Sử dụng trong môi trường chịu nước và bụi đạt tiêu chuẩn lên đến IP67, bộ đàm có thể chịu được việc ngâm dưới nước

3        Giải pháp mở rộng vùng phủ sóng IP Site Connect

  • Hệ thống Mototrbo với các tính năng tiên tiến cho phép có tùy chọn kết nối hệ thống lớn thông qua mạng internet IP để mở rộng tới bất cứ địa điểm nào có kết nối không dây hoặc có dây. Hệ thống lúc đó có thể được bố trí:
    • Một trạm chuyển tiếp ở mỗi vị trí làm điểm mút nối tiếp liên lạc với các trạm xung quanh.
    • Hai khe thời gian cho mỗi trạm chuyển tiếp.
    • Người sử dụng có thể dùng khe thời gian thứ nhất để liên lạc nội bộ trong khu vực phủ sóng của trạm.
    • Người sử dụng có thể dùng khe thời gian thứ hai cho mục đích liên lạc diện rộng.
    • Các thiết bị khi di chuyển tới vùng khác, sẽ tự động chuyển vùng (đăng kí và liên lạc trên trạm chuyển tiếp gần nhất)

 

Hệ thống Bộ đàm Kỹ thuật số IP Site Connect của Motorola có khả năng liên lạc tối đa lên đến 15 trạm chuyển tiếp lắp đặt tại 15 địa điểm khác nhau qua mạng LAN, WAN

Thông thường hệ thống này P Site Connect có thể được bố trí:

  • Một trạm chuyển tiếp ở mỗi khu vực cần phủ sóng Bộ đàm
  • Hai khe thời gian cho mỗi trạm chuyển tiếp.
  • Cấu hình khe thời gian thứ nhất để liên lạc kênh kỹ thuật số nội bộ trong khu vực phủ sóng của trạm.
  • Cấu hình khe thời gian thứ hai cho mục đích liên lạc diện rộng qua Internet.
  • Các thiết bị khi di chuyển tới vùng khác, sẽ tự động chuyển vùng (đăng kí và liên lạc trên trạm chuyển tiếp gần nhất)

3.1. Liên lạc theo từng nhóm nghiệp vụ một cách riêng biệt trong 1 khu vực

Tại một khu vực, ta có thể cài đặt các nhóm liên lạc bộ đàm theo các đội nghiệp vụ, mỗi nhóm sẽ có một ID liên lạc nhóm riêng biệt. Các bộ đàm kỹ thuật số liên lạc nhóm với nhau theo các cuộc gọi nhóm ID, cho phép liên lạc theo từng nhóm nghiệp vụ một cách riêng biệt mà không làm ảnh hưởng đến các nhóm nghiệp vụ khác trên địa bàn. Số lượng ID nhóm tối đa lên đến hơn 16 triệu ID

Trên 1 kênh tần số và 1 khe thời gian của tần số đó thì tại 1 thời điểm, chỉ có 1 nhóm liên lạc với nhau. Trong khi nhóm A đang liên lạc mà các nhóm khác muốn nói chuyện thì khi nhóm khác bấm phím PTT (push to talk) thì máy bộ đàm sẽ báo là kênh đang bận. Các nhóm lần lượt chia sẻ tần số và khe thời gian này để liên lạc.

Bộ đàm kỹ thuật số có thể liên lạc với toàn bộ các bộ đàm khác trong vùng phủ sóng theo chế độ gọi All Call.

 

3.2. Trên 1 tần số, có thể chia nhóm hoạt động cho trên 10 nhóm nghiệp vụ hoặc đội độc lập tại một huyện hoặc thị xã

Để quản lý và khai thác công việc hiệu quả, các nhóm nghiệp vụ có thể được bố trí các ID gọi theo nhóm để liên lạc, sử dụng chung tần số và khe thời gian nhưng hoàn toàn độc lập với các phòng ban bộ phận khác. Ta có thể chia nhóm hoạt động cho trên 10 nhóm nghiệp vụ hoặc đội độc lập.

Hệ thống IP Site Connect còn cho phép liên hệ 1-1 giữa các thành viên tại khu vực phủ sóng trạm chuyển tiếp.

3.3. Các máy bộ đàm cầm tay mới có khả năng liên lạc với các trạm chuyển tiếp và bộ đàm Analog đang sử dụng

Các bộ đàm kỹ thuật số của Motorola có thể hoạt động cả ở chế độ Analog và ở chế độ kỹ thuật số, trên bộ đàm này có thể cài đặt các kênh chạy chế độ kỹ thuật số và các kênh chạy theo kỹ thuật Analog, khi chuyển sang kênh Analog thì bộ đàm sẽ nói chuyện với hệ thống bộ đàm Analog trước đây.

Ngoài ra tại một kênh bất kỳ, ta có thể đặt chế độ Scan để bộ đàm số có thể tự động nhận và nghe các cuộc gọi đến sau:

- Cuộc gọi Kỹ thuật số trong khu vực

- Cuộc gọi kỹ thuật số qua Internet

- Cuộc gọi Analog thông thường

Như vậy các bộ đàm số trang bị mới có thể cài đặt các kênh Analog hiện tại đang liên lạc, đồng thời cài thêm các kênh kỹ thuật số để phục vụ các cuộc gọi nhóm nghiệp vụ, gọi private 1-1, hoặc gọi liên tỉnh.